NGƯỜI ĂN MÀY LÀ KHÁCH HÀNG! LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
NGƯỜI ĂN MÀY LÀ KHÁCH HÀNG! LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
NGƯỜI ĂN MÀY LÀ KHÁCH HÀNG! LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
MỘT NHÀ KINH DOANH GIỎI, KHI KIẾM TIỀN, KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC QUÊN GIÁ TRỊ CỦA 2 CHỮ "ĐẠO ĐỨC"!
Trước cửa một cửa tiệm bánh kem nổi tiếng, có một người đàn ông ăn xin ăn mặc rách rưới, cả người toát ra mùi hôi khiến người xung quanh khó chịu.
Những người khách đi ngang qua thấy vậy đều cau mày, lộ ra vẻ mặt chán ghét. Sợ khách bị đuổi đi, anh chàng trẻ tuổi trong cửa hàng bước ra, hét lớn lên đuổi người ăn mày: "Đi chỗ khác đi, mau lên!"
Người ăn mày khó xử và xấu hổ lấy ra sấp tiền lẻ bẩn thỉu và nhàu nát nói nhỏ: "Tôi đến đây để mua bánh, làm ơn bán cho tôi loại nào nhỏ nhất..."
Lúc này, người chủ cửa hàng bước tới, nhiệt tình lấy trong tủ ra một chiếc bánh kem nhỏ nhắn, tinh xảo và đưa cho người ăn xin, sau đó cúi đầu chào anh ta, bảo rằng:
"Cảm ơn anh đã mua hàng chỗ chúng tôi, hoan nghênh anh sau này ghé lại nhé!"
Người ăn xin mừng rỡ, đôi mắt ươn ướt vì từ trước giờ chưa từng được đối đãi tôn trọng như vậy.
Cháu trai chủ cửa hàng, cũng chính là cậu thanh niên đã đi ra đuổi người ăn xin ban nã, y thấy vậy liền tỏ vẻ khó hiểu hỏi: "Sao chú lại đối xử nhiệt tình với người ăn xin kia như vậy?"
Chủ cửa hàng giải thích: "Dù anh ta là ăn mày, nhưng anh ta cũng là khách hàng. Anh ta vì muốn ăn bánh kem ở chỗ chúng ta, đã dùng số tiền ít ỏi xin được trong thời gian rất dài để mua nó. Điều đó thật đáng quý, chúng ta không nên vì bề ngoài người ta không giàu sang, xinh đẹp mà phân biệt đối xử với họ."
Người cháu nghe thế lại tiếp tục thắc mắc: "Nếu vậy sao chú không miễn phí cho anh ta mà còn thu tiền?"
Chủ cửa hàng đáp: "Hôm nay, anh ta đến đây làm khách, không phải ăn xin. Tất nhiên chúng ta phải tôn trọng anh ta. Nếu chú không thu tiền anh ta, chẳng phải đang xúc phạm anh ta hay sao? Mỗi khách hàng đều đáng được tôn trọng, dù đó là một người ăn mày..."
Anh chàng trẻ tuổi kia nghe xong liền trầm ngâm gật đầu.
Chủ cửa hàng này chính là ông nội của doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng Yoshiaki Tsutsumi.
Tsutsumi cho biết, cách cư xử của ông nội đã in sâu vào tâm trí anh. Và sau này anh thường kể lại câu chuyện này tại cuộc họp, yêu cầu nhân viên phải luôn tôn trọng khách hàng như cư xử của ông nội.
(Nguồn: ST, Nguồn ảnh: Đoàn Đức Đồng)
Qua câu chuyện nầy thì ta thấy "Người ăn mày có thể là khách hàng"
Khi nghĩ đến người ăn mày, chúng ta thường nghĩ đến hình ảnh của người đói, bất hạnh và không có nơi nương tựa. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng người ăn mày cũng có thể là khách hàng của chúng ta?
Hãy tưởng tượng rằng họ không chỉ là người nhận mà còn là người cung cấp. Họ có thể là người sẵn lòng trả giá công bằng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Hãy tưởng tượng rằng họ đang tìm kiếm một cơ hội để cải thiện cuộc sống của họ qua việc mua sắm.
Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ: liệu chúng ta đã đang bỏ qua một nhóm khách hàng tiềm năng quan trọng? Liệu chúng ta đã đủ cởi mở và nhạy bén để nhận ra tiềm năng của họ?
Hãy nghĩ về cách chúng ta có thể tiếp cận và phục vụ họ một cách tốt nhất. Hãy tạo ra những trải nghiệm mua sắm tích cực và mang lại giá trị thực sự cho họ.
Đừng bao giờ đánh giá người dựa trên bề ngoài, hãy nhìn vào bên trong và tìm hiểu giá trị thực sự của họ. Họ có thể là nguồn lực quý báu mà chúng ta cần phải khai phá.
Với tinh thần mở cửa và sẵn lòng khám phá, chúng ta có thể tạo ra một cộng đồng mua sắm đa dạng và phong phú. Chúng ta không bỏ sót bất kỳ khách hàng tiềm năng nào trong quá trình phát triển của chúng ta.
Tổng hợp
LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN
***
NGƯỜI ĂN MÀY CŨNG LÀ KHÁCH HÀNG! LÃO GIÀ NGÃ BẢY SÀI GÒN.
#nguoianmaylakhachhang
#kynangbanhang
#phattrienbanthan
#laogiangabaysaigon
#tslevantucantho
#facebooklevantu
#kenhyoutubetslevantu
#kenhtiktoktslevantu